Cách tính chế độ thai sản dành cho chồng khi vợ sinh con

Chế độ thai sản là chính sách an sinh xã hội quan trọng dành cho người lao động, không chỉ nữ giới mà nam giới cũng được hưởng chế độ này khi có vợ sinh con. Vậy chế độ thai sản cho chồng khi có vợ sinh con được quy định như thế nào, mức hưởng và thủ tục ra sao? 

Trong bài viết dưới đây, Giải pháp bảo hiểm sẽ chia sẻ đến cho bạn cách tính chế độ thai sản cho chồng để đảm bảo các quyền lợi tối ưu.

cach tinh che do thai san cho chong

Xem thêm: Bảo hiểm sức khỏe thai sản Pacific Cross

I. Đối tượng nào được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con

-Người lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội mà có vợ sinh con

Như vậy, theo quy định thì tất cả các lao động nam đóng bảo hiểm xã hội mà có vợ sinh con đều sẽ được hưởng chế độ thai sản.

II. Điều kiện được hưởng chế độ thai sản của chồng có vợ sinh con

Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho nam được quy định tại Khoản 2, Điều 9, Thông tư 59/2015/TT-BLDXH là: lao động nam đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

III. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi có vợ sinh con

cach tinh che do thai san cho chong

– 05 ngày với sinh thường 1 con

– 07 ngày khi vợ sinh con mà phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi

– 10 ngày với trường hợp sinh đôi, từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày và tối đa không quá 14 ngày làm việc

– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên nhưng phải phẫu thuật thì người chồng được nghỉ 14 ngày làm việc

– Thời gian được hưởng chế độ không tính ngày lễ, tết và ngày nghỉ hàng tuần

Lưu ý:

+ Người lao động nam nghỉ được hưởng chế độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, nếu nghỉ những ngày trước khi vợ sinh con thì tính là nghỉ không lương, nghỉ phép của người lao động.

+ Trường hợp người lao động nam nghỉ nhiều lần trong kỳ thì thời gian bắt đầu nghỉ lần cuối cùng phải nằm trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc được hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định

+ Thời gian lao động nam nghỉ khi vợ sinh con trùng thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương thì không được tính hưởng chế độ thai sản.

– Ngoài ra, một số trường hợp, lao động nam được nghỉ với thời gian dài hơn, gồm:

+ Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả bố và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội nhưng mẹ chết sau khi sinh con thì bố được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Nếu mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng và mẹ chết sau sinh thì bố được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con 06 tháng tuổi.

+ Trường hợp bố tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc nếu vợ chết sau sinh thì bên cạnh tiền lương, bố còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ.

+ Trường hợp chỉ có bố tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc không còn đủ sức khỏe để chăm con theo xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì bố được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con 06 tháng tuổi.

Lưu ý: 

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp đặc biệt sẽ tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

IV. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi lao động nam có vợ sinh con 

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng khi có vợ sinh con gồm có:

– Giấy khai sinh có họ tên cha hoặc giấy chứng sinh cộng với sổ hộ khẩu

– Trường hợp con chết: Giấy chứng tử / trích sao hồ sơ bệnh án / trích lục khai tử của con / giấy ra viện của mẹ nếu con chết sau sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh (nếu có)

– Giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (nếu có)

– Mẫu 01B-HSB

V. Thời hạn nộp hồ sơ chế độ thai sản cho chồng khi có vợ sinh con

– Trong thời gian 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

– Đơn vị trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.

Như vậy , tức là trong vòng 55 ngày kể từ ngày người lao động nam đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội, nếu quá hạn sẽ không được giải quyết. 

VI. Mức hưởng chế độ thai sản cho người lao động nam khi vợ sinh con

cach tinh che do thai san cho chong

Mức hưởng = Mbq6t  / 24 ngày công x 100% x số ngày nghỉ. 

Trong đó:

Mbq6t : Bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trước khi vợ sinh của người lao động nam. Trường hợp chưa đủ 6 tháng thì Mbq6t = bình quân lương các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

VD: Lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trước khi vợ sinh là: 6.000.000 và bạn được nghỉ 7 ngày (vì vợ sinh mổ) được tính như sau: 

Mbq6t = (6 x6.000.000 VNĐ)/6 tháng = 6.000.000 VNĐ

Mức hưởng = 6.000.000/ 24 x 7 = 1.750.000 VNĐ

* Trường hợp lao động nam nghỉ đủ tháng thì mức hưởng được tính như sau:

– Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

– Trường hợp người lao động nam có đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức được hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

VII. Người lao động nam được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con

1. Điều kiện hưởng

Lao động nam được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau đây:

– Chỉ có người lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội và phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi vợ sinh con

– Cả 2 vợ chồng cùng tham gia bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản và người cha đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi vợ sinh con.

2. Cách tính thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con với lao động nam

Thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ được nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con được xác định như sau:

– Sinh con hoặc nhận con nuôi trước ngày 15: Tháng sinh con hoặc nhận con nuôi không được tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.

– Sinh con hoặc nhận con nuôi từ ngày 15 của tháng trở đi có 2 trường hợp:

+ Tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội: Tháng sinh con hoặc nhận con nuôi được tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi

+ Tháng đó không bảo hiểm xã hội: Tháng sinh con hoặc nhận con nuôi không tính vào 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi

3. Mức hưởng trợ cấp 1 lần

Người lao động nam được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Hiện nay, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng nên mức hưởng trợ cấp 1 lần của lao động nam khi có vợ sinh con là: Trợ cấp 01 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở = 2,98 triệu đồng

VIII. Hướng dẫn kê khai mẫu 01B-HSB trên EFY

– Người lao động nam nghỉ việc khi có vợ sinh con:

cach tinh che do thai san cho chong

– Người lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con:

cach tinh che do thai san cho chong

Trên đây là những thông tin về cách tính chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con cũng như những điều kiện, hồ sơ, mức hưởng chế độ cần thiết liên quan. Mong rằng những chia sẻ này của Giải pháp Bảo Hiểm sẽ hữu ích với bạn.



Click here for more...
from #Bangladesh #News aka Bangladesh News Now!!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

68 game bài – Hỗ trợ liên hệ CSKH nhanh chóng 24/7

Bật mí anh em các bước đăng ký tài khoản New88 chỉ trong một nốt nhạc

iT60s.org Website chi sẽ thủ thuật phần mềm hay nhất hiện nay